Người bệnh suy tim và các vấn đề về giấc ngủ

Ngày đăng 29/09/2021 14:17

Suy tim là một trong những bệnh lý nguy hiểm trong hệ thống bệnh lý về tim mạch. Bệnh suy tim biến chứng có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ cũng như sức khỏe của người bệnh. 

nguoi-benh-suy-tim-va-cac-van-de-ve-giac-ngu

Tuy nhiên, nếu chúng ta thực hiện việc đi ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc, kết hợp vận động nhẹ nhàng, chế độ dinh dưỡng khoa học, thực hành massage trị liệu… sẽ góp phần hỗ trợ hiệu quả trong điều trị bệnh suy tim.

Các vấn đề về giấc ngủ ở người bệnh suy tim

Các chuyên gia đã khuyến cáo rằng khi suy tim biến chứng nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới giấc ngủ của người bệnh.

nguoi-benh-suy-tim-va-cac-van-de-ve-giac-ngu-1

Khiến người bệnh có cảm giác đau ngực và khó chịu nên khó vào giấc ngủ sâu.

Người bệnh suy tim có thể bị khó ngủ khi nằm trên giường, thậm chí người bệnh còn phải thức dậy nhiều lần trong đêm để đi tiểu.

Tình trạng suy tim gây xung huyết, làm ứ dịch trong cơ thể, từ đó gây ra triệu chứng khó thở khi nằm ngửa, đặc biệt khi người bệnh ngủ.

nguoi-benh-suy-tim-va-cac-van-de-ve-giac-ngu-2

Đối với trường hợp bị suy tim, người bệnh thường được bác sĩ có thể kê đơn thuốc lợi tiểu đem lại tác dụng giúp cơ thể của người bệnh đào thải chất lỏng dư thừa đó. Các loại thuốc này không ngừng hoạt động kể cả khi người bệnh ngủ, tuy nhiên nó lại có thể khiến người bệnh phải thức dậy vài lần trong đêm để đi vệ sinh.

Mối liên hệ giữa giấc ngủ và bệnh suy tim

nguoi-benh-suy-tim-va-cac-van-de-ve-giac-ngu-3

Tình trạng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn thường xảy ra phổ biến hơn ở những người thừa cân, tuy nhiên bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh này. Sở dĩ xảy ra tình trạng ngưng thở khi ngủ là do các mô ở phía sau cổ họng bị giãn ra và chặn đường thở trong khi người bệnh ngủ. Thời điểm người bệnh ngừng thở là lúc não bộ báo hiệu cho cơ ở cổ họng co lại, để đường thở mở trở lại. Đồng thời, lúc này não bộ cũng giải phóng hormone căng thẳng trong quá trình ngủ bị ngưng thở. 

nguoi-benh-suy-tim-va-cac-van-de-ve-giac-ngu-4

Tình trạng ngưng thở sẽ khiến nhịp tim tăng, huyết áp tăng, đồng thời làm tăng tình trạng suy tim cũng như khiến cho bệnh tim nặng hơn.

Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra mối liên hệ mật thiết giữa các vấn đề đưa người bệnh vào ngủ, giữ cho giấc ngủ kéo dài và khả năng bị suy tim. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do chứng mất ngủ kích hoạt phản ứng căng thẳng của cơ thể người bệnh, lâu dần sẽ làm suy giảm chức năng của tim.

Tăng cường sức khỏe cho trái tim.

nguoi-benh-suy-tim-va-cac-van-de-ve-giac-ngu-5

Để chăm sóc sức khỏe tim mạch bạn có thể đi bộ - chạy bộ. Đây là phương pháp tập luyện rất phù hợp cho người bệnh suy tim, giúp giảm cholestorol trong máu, kiểm soát tốt trọng lượng cơ thể, và ổn định huyết áp.

Bạn có thể đi bộ ngoài công viên, đi chợ, đi làm (nếu nhà gần công sở). Trường hợp bị suy tim nặng thì nên sử dụng máy chạy bộ tại nhà để người thân có thể hỗ trợ bạn khi cần.

nguoi-benh-suy-tim-va-cac-van-de-ve-giac-ngu-6

Bạn có thể tập đi bộ nhanh hoặc chạy bộ ở tốc độ vừa phải để tim co bóp tốt hơn. Nếu thấy có thể ra mồ hôi, hơi thở gấp gáp thì giảm dần tốc độ, sau khi bình ổn có thể tăng dần tốc độ để rèn luyện sức bền.

Thời gian tập nên vào khoảng 30 – 60 phút. Cứ 5 phút đi bộ lại chạy bộ 1 – 2 phút, sau đó tăng dần thời gian đến khi có thể chạy bộ nhiều hơn. Sau khi tập bạn có thể massage nhẹ nhàng bằng tay hoặc sử dụng máy massage để cơ bắp được thư giãn, hồi phục.

 Trong chế độ ăn cho người bệnh tim mạch cần hạn chế muối, chất béo, cũng như các thực phẩm có lượng cholestorol cao.