Thời điểm nào nên cho trẻ kiểm tra cột sống ?

Ngày đăng 10/03/2023 10:28

Cong vẹo cột sống được hiểu là tình trạng cột sống bị cong về một phía ở nhiều mức độ khác nhau, từ nhẹ tới nặng. Đây là một trong những dị tật khá phổ biến ở trẻ, và nếu không được can thiệp sớm sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống sau này.

Nội dung dưới đây sẽ chia sẻ với các bạn về Thời điểm nào nên cho trẻ kiểm tra cột sống ? Qua đó cùng hiểu hơn về căn bệnh này nhé.

Cong vẹo cột sống là gì?

cong-veo-cot-song-o-tre

Cột sống của chúng ta có độ uốn cong tự nhiên để phân phối đều lực cũng như sức nặng của cơ thể. Tuy nhiên, những người bị cong vẹo cột sống thường có xương cột sống bị cong lệch hẳn sang 2 bên cơ thể, trái hoặc phải. Tình trạng này khác với gù hoặc ưỡn lưng – vốn là biến dạng của cột sống theo trục trước sau.

Thống kê cho thấy tỉ lệ trẻ bị cong vẹo cột sống có xu hướng gia tăng. Cứ 25 trẻ em gái trong độ tuổi vị thành niên thì có 1 em bị vẹo cột sống. Đối với trẻ em trai thì tỉ lệ là 1/2000.

Các yếu tố nguy cơ dẫn tới cong vẹo cột sống ở trẻ bao gồm:

- Tuổi: Cong vẹo cột sống thường xuất hiện vào thời điểm trẻ phát triển đột ngột, nhất là ngay trước giai đoạn dậy thì.

- Giới tính: Trẻ em gái có nguy cơ bị mắc chứng cong vẹo cột sống nhiều và nặng hơn so với trẻ trai.

- Di truyền: Nếu bố hay mẹ từng bị cong vẹo cột sống ở tuổi vị thành niên thì con cái cũng có nguy cơ bị chứng này cao hơn.

Khi nào cần đưa trẻ đi kiểm tra cột sống ?

Khi xuất hiện những biểu hiện dưới đây thì cha mẹ nên cho trẻ đi kiểm tra cột sống:

cong-veo-cot-song-o-tre-2

- Hai vai bị lệch, không cao đều nhau.

- Đầu không ở vị trí chính giữa mà có xu hướng lệch qua 1 bên.

- Một trong hai bên bả vai có thể nhìn rõ hơn so với bên kia.

- Trẻ không mặc vừa các loại quần áo.

- Trẻ bị gầy hơn tại một bên cơ thể.

- Hai chân của trẻ có độ dài không bằng nhau.

- Một trong hai bên hông nhô lên cao hơn so với bên kia.

- Các xương sườn dài ra không đều nhau.

Chẩn đoán và điều trị chứng cong vẹo cột sống ở trẻ

cong-veo-cot-song-o-tre-3

Để chẩn đoán, đầu tiên các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng. Tình trạng cong vẹo cột sống có thể thấy rõ hơn khi trẻ cúi về phía trước khi ấy trog có vẻ sẽ nghiêng về trái hoặc phải, ngoài ra có thể sử dụng thước đo cột sống. Tiếp đó các bác sĩ có thể tiến hành chụp X-quang, chụp xương có cản quang.

Điều trị cong vẹo cột sống ở trẻ không nhất thiết phải phẫu thuật. Tuy nhiên, bệnh có thể tiến triển nặng nếu không có sự điều chỉnh kịp thời. Nếu không nặng thì chỉ cần lên lệch kiểm tra mỗi 06 tháng một lần trong khoảng thời gian từ 15 – 20 tuổi. Nhiều trường hợp bệnh có thể tự khỏi mà không trải qua quá trình điều trị.

Trẻ có triệu chứng cong vẹo cột sống ở mức độ vừa được hướng dẫn thực hiện đúng tư thế khi ngồi học, đi đứng, mang vác đồ vật. Bài tập phục hồi sẽ được áp dụng cho một số đối tượng. Ngoài ra là sử dụng áo nẹp vào những thời điểm nhất định trong ngày, tập vận động trị liệu.

Xem thêm: Điều trị cong vẹo cột sống hiệu quả hơn với máy tập vật lý trị liệuhttps://www.thethaodaiviet.vn/thiet-bi-hoi-phuc-chuc-nang.html