Nhịp tim chậm bấm huyệt nào?

Ngày đăng 26/05/2020 15:03

Những bệnh về tim đều rất nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà cả tính mạng của người bệnh. Một trong các bệnh về tim thường gặp nhất là bệnh tim đập nhanh. Khi nhịp tim đập từ 90-120lần/phút hoặc thậm chí là cao hơn nữa thì có thể xác định đó là bệnh tim đập nhanh và cần có nhứng liệu pháp để hạ nhịp tim ngay lập tức. 

nhip-tim-cham-bam-huyet-nao

Nhịp tim chậm bấm huyệt nào?

Tim đập nhanh không phải là một hiện tượng đơn giản có thể bỏ qua, nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng xấu tới cơ tim, làm giảm tuổi thọ, và có thể khiến người bệnh bị suy tim, đột quỵ,...

Khi tim đập nhanh mà chưa có thuốc và bác sĩ ở đó, người bệnh nên biết vài động tác bấm huyệt sau để hạ nhịp tim ngay lập tức.

nhip-tim-cham-bam-huyet-nao-1

-    Ngâm mặt vào chậu nước lạnh, nhắm mắt đồng thời lấy hai tay đè lên nhãn cầu với lực vừa phải, động tác này sẽ làm nhịp tim ngừng tăng và dần ổn định lại.

-    Sau khi nhịp tim ổn định lại bệnh nhân nằm thả lỏng toàn thân, đầu cao bằng ngực, chân gác cao hơn ngực. Bàn tay xoa lồng ngực theo chiều kim đồng hồ thật nhẹ nhàng, rồi vuốt lồng ngực từ trên xuống dưới và ngược lại.

nhip-tim-cham-bam-huyet-nao-2

-    Tay phải bấm huyệt Nội quan trái, tay trái bấm huyệt Hạ quan trái, sau đó bấm huyệt Lệ đoài trái trong vòng từ 5-7 phút. Nếu có thể hãy dùng kim vô khuẩn chích nặn ra 3 giọt máu thì hiệu quả sẽ cao hơn. Động tác này củng cố nhịp và tăng lượng oxy được cung cấp tới tim. 

-    Bấm huyệt: Thần môn, Mục phi, Nhân nghinh 3-5 phút để điều hoà nhịp tim lâu dài. Nếu bệnh nhân cảm thấy nặng ngực, tức ngực, đau nhói thì bấm thêm huyệt khích môn, đản trung. 

nhip-tim-cham-bam-huyet-nao-3

Vị trí các huyệt cần phải bấm như sau:

-    Huyệt Nội quan: nằm trên lằn chỉ cổ tay cách 2 cm.

-    Huyệt Thần môn: nằm ở vị trí xương trụ, trên lằn chỉ cổ tay, phần lõm bờ ngoài gân cơ trụ trước và góc ngoài của bờ trên xương trụ. 

-    Huyệt Mục phi: tính từ chân tóc trên trán đo vào 2 cm, tử đồng mắt dóng lên.

-    Huyệt Nhân nghinh: nơi giao nhau ở đường qua chỗ lồi nhất của yết hầu và bờ trước cơ ức - đòn chũm, có động mạch đập ở cổ.

nhip-tim-cham-bam-huyet-nao-4

-    Huyệt Hạ quan: ngậm miệng lại, huyệt nằm ở phần lõm phía trước tai, dưới xương gò má.

-    Huyệt Lệ đoài: trên đường tiếp giáp da gan chân và mu chân, phía ngoài móng chân ngón thứ 2. 

-    Huyệt Khích môn: nằm giữa hai khe cơ gan lớn và bé, trên khớp cổ tay 5 cm.

-    Huyệt Đản trung: nằm ở điểm giao của đường dọc giữa xương ức với đường ngang qua hai đầu vú (đàn ông ), ngang qua bờ trên 2 khớp xương ức thứ 5 ở đàn bà. 

nhip-tim-cham-bam-huyet-nao-5

Để điều trị lâu dài chứng tim đập nhanh này thì người bệnh cần kiên trì thực hiện hàng ngày, thao tác nhẹ nhàng, không làm qua loa. Tập thở sâu để hấp thu nhiều dưỡng khí nuôi tim và tế bào. Có một lối sống lành mạnh, không ăn cay nóng, hạn chế đồ ăn mặn, luôn giữ ấm bụng. 

Biện pháp này chỉ áp dụng với bệnh nhân đã qua cơn cấp tính, tuyệt đối không áp dụng cho bệnh nhân cần cấp cứu và chỉ định ngoại khoa. Người bệnh tim cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị trước khi sử dụng ghế massage toàn thân tại nhà, để an toàn hiệu quả! 


Tags : Góc tư vấn: Nhịp tim bao nhiêu là nhanh?Toàn cảnh về bệnh nhịp tim chậm?.